Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Gai Khủng

Ba ba gai là một trong những loài vật nuôi đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều hộ dân trên toàn quốc. Mặt hàng thương phẩm này đã góp phần không nhỏ giúp bà con xóa đói giảm nghèo bởi quy trình nuôi không quá cầu kỳ, tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, để ba ba gai tạo ra năng suất và giá trị cao, đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ nguyên tắc về chọn giống, chuồng trại, thức ăn. Cùng Tô Châu Đông Á tìm hiểu Kỹ thuật nuôi ba ba gai khủng chuẩn xác nhất trong bài viết sau nhé! 

Ba ba gai là con gì? 

Ba ba gai thuộc giống bò sát, là một loài động vật không còn quá xa lạ đối với những người đam mê ẩm thực nói riêng và hộ chăn nuôi nói chung. Ba ba gai sống tập trung tại các sông suối, ao hồ, đầm lầy ở miền núi phía Bắc. 

Nhu cầu về loại thương phẩm này trên thị trường ngày một cao bởi ba ba gai vừa đem lại giá trị kinh tế ổn định, vừa là bài thuốc quý đặc trị các bệnh sốt rét, lao hạch, đổ mồ hôi trộm, lao hạch… 

Kỹ thuật nuôi ba ba gai khủng từ A-Z 

Vài năm trở lại đây, nuôi trồng thủy hải sản đang trở thành một lĩnh vực tiềm năng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ chăn nuôi. Chính vì vậy, bên cạnh cá, tôm… nhiều người đổ xô đi đầu tư vào ba ba gai nhằm kiếm lợi nhuận khủng. 

Tuy nhiên, mô hình nuôi ba ba vẫn hàm chứa những rủi ro tiềm ẩn nếu người nuôi chưa hiểu kỹ cách nuôi. Dưới đây, Tô Châu Đông Á đã tổng hợp lại những kỹ thuật nuôi ba ba gai khủng được kiểm chứng bởi các chuyên gia nhằm giúp bà con thành công trong mô hình chăn nuôi của mình. 

Chọn ba ba giống 

Việc nuôi ba ba gai của bạn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn giống. Để chọn giống nuôi ba ba hiệu quả, trước hết người dân phải phân biệt được các loại ba ba hiện có trên thị trường để tránh việc nhầm lẫn khi mua: 

  • Ba ba trơn: Khác với ba ba gai, ba trơn không có những nốt sần trên thân, bụng ngả vàng, thỉnh thoảng xuất hiện những đốm đen nhỏ. Loại ba ba này thích hợp sống tại những vùng nước ngọt ở khu vực miền Bắc. 
  • Ba ba gai: Đặc điểm dễ nhận biết nhất của giống ba ba này là trên mai xuất hiện nhiều nốt gai sần sùi, tại cổ có những ngấn nổi rõ. Nhìn chung, ba ba gai sẽ có kích cỡ to hơn ba ba trơn thông thường, sống chủ yếu tại vùng sông suối, ao hồ các tỉnh phía Bắc. 
  • Ba ba miền Nam (Cua Đinh): Nếu chỉ nhìn thoáng qua, người mua sẽ dễ nhầm lẫn hai loài động vật này bởi lưng của chúng dường như giống hệt nhau. Chỉ khác là phần đầu của cua đinh xuất hiện những đốm bông và có hai nốt lồi ra như đầu đinh ở vai. 

Sau khi phân biệt được đặc điểm nhận dạng của 3 loại giống ba ba này thì hộ chăn nuôi cần lưu ý những điều sau để có thể chọn lựa được giống tốt: 

  • Lựa chọn giống nuôi từ những đầu mối có uy tín, lựa chọn những con có kích thước đồng đều (khoảng 100g/con) để thuận tiện cho việc lai tạo giống. 
  • Con giống khỏe mạnh, không bị trầy xước, mắc bệnh 
  • Con đực yêu cầu phải có thân hình mỏng, đuôi dài hơn mai
  • Con cái phải chọn những con có thân hình tròn trĩnh hoặc hình bầu dục, đuôi ngắn hơn con đực và sờ vuốt phần mai sẽ cảm nhận được sự sần sùi. 
  • Khi thả xuống bùn, con giống lần lượt chui xuống bùn mới đảm bảo được giống chất lượng. 

Ao nuôi 

Để ba ba gai có môi trường sinh trưởng tốt, bà con cần đảm bảo khu vực ao bể thông thoáng, sạch sẽ và đáp ứng một số tiêu chí như: 

  • Vị trí: Ba ba gai là loài không ưa tiếng động nên ao nuôi tốt nhất nên được đặt tại nơi yên tĩnh, thoáng đãng. 
  • Diện tích: Kích thước ao nuôi phù hợp nhất là khoảng 100 đến 200m², độ sâu từ 1,5 đến 2m.
  • Bùn trong ao: Người nuôi nên đổ một ít đất bùn ở dưới đáy ao nhằm giúp ba ba gai có chỗ nghỉ ngơi đồng thời tránh tình trạng chạy lung tung. Có thể sử dụng đất thịt, đất cát pha, độ PH dao động trong khoảng từ 7-8 là hợp lý. 
  • Viền ao: Bờ ao nên xây bằng gạch đá to chắc chắn, không dễ bị sụt lún. Khoảng cách từ mặt nước đến đỉnh bờ phải cao tầm 0,4-0,5m để tránh cho ba ba không bò ra ngoài.
  • Khu vực đẻ trứng: Bãi đẻ nên thiết kế kích thước khoảng 1-1,5m², đủ rộng cho khoảng 15-20 con ba ba đẻ trứng. Địa điểm đẻ trứng thường là những hố có lớp cát mịn tơi xốp được tạo ngay cạnh bờ ao. Hộ chăn nuôi cần thường xuyên kiểm tra khu vực này nhằm đảm bảo chúng không bị ấp úng khi mưa xuống, không gian yên tĩnh, râm mát.  
  • Chất lượng nước: Bể cần được vệ sinh và tẩy rửa định kỳ để đảm bảo nguồn bệnh không xâm nhập và phát tán.
  • Nhiệt độ nước: Duy trì nhiệt độ trong ngưỡng từ 25 - 30 độ C để đảm bảo ba ba gai sinh trưởng và hoạt động bình thường. 

Thức ăn 

Nguồn thức ăn của ba ba gai khá phong phú từ cá biển vụn, ốc nhồi, tôm cua, giun đất đến các loại phế phẩm từ lò mổ, bột ngũ cốc, chế phẩm sinh học… Đây là những loại thức ăn khá dễ kiếm và rẻ tiền, giúp hộ chăn nuôi không phải đau đầu về khoản chi phí dành cho thức ăn như các loại vật nuôi khác. Một số cách chế biến thức ăn cho ba ba gai: 

  • Thức ăn lúc nào cũng phải đảm bảo độ tươi sạch, không bị ôi thiu, nấm mốc 
  • Thức ăn có kích thước lớn cần nghiền nhỏ, xay nhuyễn (nếu có thể thì luộc chín) để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của ba ba
  • Vào những ngày thời tiết trở lạnh, nên giảm khẩu phần ăn xuống bởi ba ba tiêu tốn ít năng lượng. 

Phòng và trị bệnh 

Ba ba là giống vật nuôi ít bị nhiễm bệnh, tuy nhiên hộ chăn nuôi vẫn nên trang bị những biện pháp phòng và chữa một số bệnh phổ biến để tránh tình trạng ba ba chết hàng loạt, dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn. Ba ba ngoài tự nhiên hoặc nuôi trong ao nuôi có mật độ thưa ít bị bệnh. Tuy nhiên khi nuôi thương phẩm với mật độ cao, nuôi trong bể xi măng, công tác quản lý không tốt, chúng rất dễ mắc bệnh, bệnh lây lan nhanh gây chết hàng loạt, thiệt hại vô cùng lớn.

► Cách phòng bệnh cho ba ba gai 

  • Để ngăn chặn bệnh dịch, biện pháp đơn giản và hữu hiệu là thường xuyên thay ao nước và sát trùng khu vực sinh sống của ba ba gai bằng vôi để loại trừ nấm mốc. 
  • Không nuôi ba ba với mật độ quá dày sẽ dẫn đến tình trạng lây lan bệnh dịch, rất khó kiểm soát. 
  • Cách ly con bệnh ra khỏi khu vực sống chung, sử dụng thuốc điều trị đến khi khỏi hẳn. 

► Biện pháp chữa trị một số bệnh thường gặp 

Bệnh sưng cổ

  • Dấu hiệu: Cổ ba ba đột nhiên sưng lớn, không thể thụt đầu vào trong mai. 
  • Cách chữa trị: Bà con trộn thuốc Clorocid/ Sulfamid với thức ăn với tỉ lệ 1:10 và cho chúng ăn trong vòng 3 ngày liên tục. 

Bệnh nấm thủy mi  

  • Dấu hiệu: Vùng cổ và chân xuất hiện những mảng xám trắng, xen kẽ những sợi nấm mềm như những hạt bụi trắng. Bệnh này khiến ba ba bị lở loét và yếu dần, tỷ lệ chết lên tới 40%. 
  • Cách chữa trị: Sử dụng viên sủi TCCA 

Bệnh viêm loét do vi khuẩn

  • Dấu hiệu: Viêm loét xuất hiện ở các vị trí: cổ, đầu, khoang miệng. Khi bệnh diễn biến nặng sẽ dẫn đến tình trạng đóng kén, xuất huyết. Bệnh này khiến ba ba trở nên mềm nhũn, kén ăn, mắt đỏ. 
  • Cách chữa trị: Trộn thuốc kháng sinh Rifampicin với mỡ lợn để bôi lên vị trí lở loét. Duy trì bôi đều đặn trong vòng 7 ngày. Liều lượng dùng là 100mg/1kg vào ngày đầu, những ngày còn lại chỉ cần dùng 1 nửa liều. 

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật nuôi ba ba gai khủng mà Tô Châu Đông Á đã tổng hợp được. Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên, bà con sẽ tìm ra cho mình phương pháp chăn nuôi và đầu tư vào ba ba gai hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc hay nhu cầu tìm mua ba ba gai chất lượng, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0906 783 533 để được tư vấn và báo giá chi tiết. 

TẬP ĐOÀN TÔ CHÂU ĐÔNG Á 

  • MST: 3603653244 
  • Hotline: 0906 783 533 - 090 668 3533 tư vấn và báo giá nhanh chóng
  • Email: [email protected]
Gọi ngay
Phone 0906 783 533

 

Tin tức khác